Người sáng tạo ra loại 'thần dược' Berberin chữa bệnh lỵ cho hàng triệu người Việt Nam đã qua đời vào ngày 16/8/2019

132 1  Cha De Cua Thuoc Tieu Chay Berberin Cuu Song Ca Trieu Nguoi Viet Nam Vua Qua Doi

Nửa thế kỷ trước, không phải ung thư hay HIV mà kiết lỵ mới là căn bệnh khiến người Việt Nam phải hoảng sợ. Vào những năm 1970, đất nước còn khó khăn, bệnh dịch bùng phát, có nhiều người bị tiêu chảy liên tục dẫn đến kiệt sức rồi tử vong.

Một phần nguyên nhân dẫn đến việc này chính là từ việc Việt Nam không thể nhập thuốc từ nước ngoài do bị bao vây, cấm vận.

Nhận biết được tình hình này, một cuộc họp khẩn với sự góp mặt của nhiều giáo sư, nhà khoa học đã được tổ chức để làm sao tìm ra một loại thuốc có thể dập tắt dịch kiết lỵ càng sớm càng tốt.

Khi đó, TS Phan Quốc Kinh, 35 tuổi đã đứng lên thay mặt Đại học Y dược nhận nhiệm vụ.

Giáo sư Hồ Đắc Di lúc này băn khoăn:

 'Các anh làm thuốc ra có tốt bằng phương tây hay không?'. 

TS Phan Quốc Kinh trả lời chắc nịch: 

'Thầy cứ giao cho chúng em, bọn em hứa sẽ tìm ra loại thuốc đó sớm nhất'.

132 2  Cha De Cua Thuoc Tieu Chay Berberin Cuu Song Ca Trieu Nguoi Viet Nam Vua Qua Doi

Sau khi rời hội thảo, nhóm nghiên cứu gồm 20 người được thành lập và đi khắp các vùng đất của miền Bắc để sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc dân gian chữa bệnh kiết lỵ.

Để rồi, sau 3 tháng tìm tòi, nghiên cứu với sự giúp sức của các nhà khoa học, TS. Phan Quốc Kinh và các đồng sự đã chế biến ra được 2 loại thuốc Codanxit, Berberin clorid.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức và chính ông dùng thử, kết quả là tuyệt vời. Cả 2 loại thuốc này đều được sản xuất hàng loạt và giúp dập tắt dịch lỵ ở miền bắc một cách hiệu quả.

Thuốc Berberin khi đó được coi là 'thần dược' khi cứu sống hàng triệu người dân.

Dù đã trải qua gần nửa thế kỷ kể từ ngày được ra đời nhưng đến hiện tại Berberin vẫn có mặt trong tủ thuốc của rất nhiều các gia đình Việt Nam bởi sự hiệu quả mà nó mang lại cũng như giá thành khá rẻ.

GS-TS Nguyễn Lân Dũng - Hội các ngành sinh học Việt Nam từng cho biết:

 'Tôi quen TS-DS Phan Quốc Kinh từ hồi ông còn là sinh viên ở Việt Nam, lúc nào tôi cũng thấy ông trăn trở về cây thuốc Việt Nam. Ông là một người có tài và có tâm, một trong những nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam lấy sự cống hiến làm lẽ sống và niềm vui của mình. Không chấp nhận thói xấu trong khoa học và trong quản lý, TS Kinh có tinh thần đấu tranh rất mạnh để bảo vệ lẽ phải, góp ích cho đời'.

Trong quãng thời gian nghiên cứu và cống hiến cho y học, TS Phan Quốc Kinh đã cùng các cộng sự nghiên cứu, cho vào sản xuất tới gần 20 loại thuốc có nguồn gốc từ nguyên liệu Việt Nam.

Các tạp chí uy tín về y học của nước ngoài cũng đã công bố nhiều công trình nghiên cứu của ông.

Berberin ra đời như thế nào?

Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khi chiến tranh Miền Bắc vẫn còn khốc liệt, ngoài dịch hoạ thiên tai (lũ lớn năm 1971), người dân Việt Nam còn phải gánh chịu hậu quả của dịch lỵ nguy hiểm.

Dịch bệnh lan nhanh ở các tỉnh đồng bằng, miền núi, bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục đến kiệt sức rồi tử vong. Lúc này Việt Nam không thể nhập thuốc do bị bao vậy, các kho thuốc luôn ở tình trạng cạn kiệt.

Nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, đầu năm 1972, lãnh đạo Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn và Giáo sư Hồ Đắc Di - Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã họp và quyết định phải chế tạo ra một loại thuốc mới để dập tắt dịch bệnh. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng Dược sĩ Phan Quốc Kinh khi ấy mới 35 tuổi thay mặt cho trường ĐH Y Dược Hà Nội đứng lên nhận trách nhiệm sáng chế thuốc dập dịch lỵ kèm theo lời hứa sẽ cung cấp đủ thuốc cho Bộ sau 6 tháng.

Ngay sau đó, Dược sĩ Phan Quốc Kinh đã đề nghị nhà trường Đại học Dược Hà Nội huy động tối đa cán bộ giảng dạy và sinh viên đến các làng xã ở miền núi và đồng bằng, bắt đầu tìm hiểu và thu thập kinh nghiệm của nhân dân, thầy lang về việc sử dụng các loại thuốc nam để chữa bệnh lỵ.

Sau khi có trong tay hằng trăm bài thuốc nam kết hợp với các tài liệu y khoa cổ truyền và y học hiện đại, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 20 cây thuốc có khả năng chống vi sinh vật gây bệnh lỵ để thử tác dụng kháng sinh.

132 3  Cha De Cua Thuoc Tieu Chay Berberin Cuu Song Ca Trieu Nguoi Viet Nam Vua Qua Doi

TS - DS Phan Quốc Kinh thu thập tất cả các phương thuốc chữa lỵ trong dân gian

Ba tháng sau, nhóm đã bắt tay vào thu hái dược liệu ở tỉnh Lào Cai và một số tỉnh đồng bằng và bào chế được 2 loại thuốc là Codanxit (chiết từ cây hoằng đằng và cỏ sữa lá lớn) và Berberin (chiết xuất từ hoàng liên gai, hoàng bá) có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và chống lại amip gây dịch lỵ.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức và chính ông dùng thử, kết quả thu được hết sức khả quan. Ngay lập tức thuốc được sản xuất hàng loạt góp phần dập tắt dịch lỵ nguy hiểm và phức tạp ở miền Bắc.

Khi đó, Berberin được coi là "thần dược" cứu sống hàng triệu người dân. Dù đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đó, Berberin vẫn là cái tên quen thuộc trong hầu hết tủ thuốc của các gia đình Việt Nam bởi sự tiện dụng, hiệu quả và giá thành phải chăng.

132 4  Cha De Cua Thuoc Tieu Chay Berberin Cuu Song Ca Trieu Nguoi Viet Nam Vua Qua Doi

Berberin trở thành vị thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc của người Việt.

Trong nhiều năm đóng góp cho nền y học nước nhà, Dược sĩ Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất gần 20 loại thuốc từ nguyên liệu Việt Nam.

Ông còn có vinh dự được phân công bào chế thuốc bổ, tăng cường sinh lực cho lãnh tụ Cách mạng Lào Kaysone Phomvihane, giúp đỡ ngành Dược Campuchia sản xuất thuốc Berberin từ cây vàng đắng.

Nhiều công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh đã được công bố trong các tạp chí khoa học của Liên Xô, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.

Năm 1975, TS-DS Phan Quốc Kinh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng về nghiên cứu khoa học, đồng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000 và nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, vào ngày 7/8/2019, TS- DS Phan Quốc Kinh đã qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho tất cả mọi người.

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga