Công ty Brandmonitor đã đưa ra một thống kê và so sánh về doanh thu từ thị trường đen và doanh thu từ thị trường hợp pháp ở Nga. Doanh thu các mặt hàng nhái bán ra trên thị trường lên tới 280 tỷ rúp, doanh thu từ các mặt hàng chính hãng chỉ vỏn vẹn 248 tỷ rúp.

 

132 1 Vi Sao Nguoi Nga Van Giu Thoi Quen Mua Hang Nhai O Cho Liu Sadovod

Chợ bán buôn tại Moscow (Sadovod)

Tình hình ở Nga khác với những gì đang diễn ra trên thế giới. Tại các quốc gia khác, hàng nhái chỉ chiếm 30% – 35% tổng doanh số.

Tôi vào một cửa hàng gần ga tàu điện ngầm Voykovskaya, nơi bán quần áo, giày dép và phụ kiện. Logo màu vàng của nó có thể được tìm thấy trên khắp Moscow. Trên kệ là hàng trăm giày Adidas, Nike và các thương hiệu nổi tiếng khác. Giá cả phải chăng hơn – từ 800 đến 1.500 rúp một đôi.

“Tất nhiên, chúng là hàng nhái, nhưng vẫn đủ dùng trong một vài mùa” – cô bán hàng giải thích. Bạn có chắc chắn rằng Nike xịn sẽ sử dụng được lâu hơn?

Trong số những người mua – hầu như chỉ có người nhập cư. Người Nga chủ yếu là những người đã về hưu.

Valentina Proskuriakova, một khách hàng tại cửa hàng cười và nói với chúng tôi: “Tôi mua những sản phẩm ở đây vì chúng rẻ. Những chiếc giày này nếu vào cửa hàng sẽ có giá lên tới 4000-5000 rúp/đôi”.

Igor Berezin – Chủ tịch hiệp hội Marketing thành phố Moscow giải thích: Nguyên nhân chính là thói quen sử dụng hàng nhái với mức giá phải chăng.

Hầu hết người dân Nga (ngay cả ở Moscow) đều không đủ giàu để mua những sản phẩm hàng hiệu. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể từ vấn đề khác: Từ quan điểm tiêu thụ hàng hóa, chúng ta là một thị trường non trẻ – thế hệ đầu tiên gắn liền với thói quen tiêu dùng. Một người Mỹ có mức thu nhập dưới trung bình sẽ không mua túi nhái bởi vì họ cho rằng hàng nhái sẽ trông thật ngốc nghếch. Phần lớn người dân Nga chưa nhìn thấy tận mắt chiếc túi trị giá 5000 USD. Do đó, sẽ không ai biết được sự khác biệt giữa túi nhái và túi chính hãng.

132 2 Vi Sao Nguoi Nga Van Giu Thoi Quen Mua Hang Nhai O Cho Liu Sadovod

Chợ bán buôn tại Moscow (chợ Liu)

Chuyên gia khẳng định, các chủ sở hữu thương hiệu từ lâu đã không còn chiến đấu với các nhà sản xuất hàng giả.

“Hầu hết chúng được sản xuất tại Trung Quốc, sẽ không thể giải quyết điều gì khi gây áp lực lên quốc gia này và áp đặt một số biện pháp trừng phạt” – ông Igor Stanislavovich giải thích.

Bạn sẽ đặt nơi sản xuất ở đâu? May sản phẩm Adidas tại Đức sao? Nếu vậy thì những chiếc giày Adidas sẽ có giá khoảng 200-300 euro và không thể bán.

Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới – thị trường khổng lồ. Không thể tranh cãi với quốc gia này.

Nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng sử dụng hàng nhái là thói quen mua sắm. Những người mua giày thể thao với giá 20$ sẽ không bao giờ mua đôi giầy thể thao có giá 100-150$. Không có lý do gì để đuổi các nhà sản xuất hàng nhái nếu như bạn không thể chiếm được lượng người tiêu dùng đó. Nhà nước cũng không có lợi ích gì khi bảo vệ các thương hiệu nổi tiếng. Nếu các sản phẩm giả không đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người mua thì tại sao chính quyền phải can thiệp vào mối quan hệ của các đơn vị kinh doanh hàng nhái và tìm ra ai đã vi phạm bản quyền? Đã có tòa án giải quyết việc này.

Hơn thế nữa, các chuyên gia giải thích rằng những người có thu nhập thấp cũng cần phải mặc gì đó. Và các nhà sản xuất không có lỗi gì khi sản xuất giày, quần áo và túi xách rẻ tiền cung cấp cho họ các nhãn hiệu giả.

Igor Berezin cho rằng, tình hình hiện tại vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài. Đặc biệt là tại các khu vực có mức thu nhập thấp hơn so với Matxcơva.

132 3 Vi Sao Nguoi Nga Van Giu Thoi Quen Mua Hang Nhai O Cho Liu Sadovod

Irina Vinogradova, Giám đốc Viện nghiên cứu tiêu dùng Nga cho biết:

Một nghiên cứu được thực hiện tại Bộ Công Thương cho thấy, 42% người Nga mua sản phẩm nhái vì chúng có mức giá rẻ. Người dân không thể mua túi Louis Vuitton với mức giá 5000$, còn với 1000 rúp thì họ có thể mua được. Chắc chắn là chất lượng sẽ kém hơn, nhưng không thể so sánh giữa 5000$ và 1000 rúp! Chiếc túi đó có thể sử dụng được, chất lượng cũng không đến nỗi tồi. Chỉ có một điều là logo không chính hãng.

Igor Kuznetsov, một nhà nghiên cứu tại Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Liên bang cho rằng:

Câu chuyện về các thương hiệu bắt đầu từ những năm 90. Một doanh nhân người Nga sau khi kiếm được khoản tiền đầu tiên đã làm gì? Ông không đầu tư chúng để phát triển công việc mà mua một chiếc Mercedes hàng hiệu. Tình hình tương tự vẫn đang diễn ra. Việc mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng (cho dù là hàng nhái) là nỗ lực để cải thiện địa vị xã hội của họ.

Theo Tintuc.ru

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga