“Trung Quốc và Nga đã giáng một đòn mạnh vào đồng tiền của Mỹ”, Tờ báo Đức "Deutsche Wirtschafts Nachrichten" viết.

Theo Deutsche Wirtschafts Nachrichten, trong quý đầu tiên của năm 2020, tỷ lệ giao dịch bằng đồng USD trong quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống 46%.

Theo đó, điều này không chỉ do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington, mà còn do “chính sách phi USD hóa” mà Moscow đang theo đuổi. Các chuyên gia tin rằng thời đại của đồng USD sắp kết thúc.

Được biết, đồng tiền của Mỹ lần đầu tiên chiếm dưới một nửa trong các giao dịch thanh toán giữa Nga và Trung Quốc. Trong năm 2015, khoảng 90% giao dịch thanh toán giữa hai nước được thực hiện bằng đồng USD. Sau đó vị thế đồng tiền của Mỹ bắt đầu suy yếu rõ.

132 1 Ty Trong Dong Usd Trong Thuong Mai Nga Trung Giam Manh

Tỷ trọng đồng USD trong thương mại Nga-Trung Quốc lần đầu tiên giảm mạnh. (Ảnh minh họa)

Vào cuối năm 2016, đồng USD chiếm khoảng 80% trong cấu trúc thanh toán và sau đó mất khoảng 3-4% mỗi năm. Năm 2019, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tình hình đã thay đổi đáng kể, kết quả là tỷ trọng của đồng USD trong các giao dịch thanh toán giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống mức 51%.

“Trung Quốc và Nga đã giáng một đòn mạnh vào đồng tiền của Mỹ”, Deutsche Wirtschafts Nachrichten viết. Trong quý đầu tiên của năm 2020, tỷ lệ giao dịch bằng đồng USD trong quan hệ thương mại giữa hai nước đã giảm xuống dưới 50%, đạt 46%. 54% còn lại được tính bằng đồng nhân dân tệ (17%), đồng euro (30%) và đồng ruble (7%). Đây là mức cao kỷ lục cho cả hai loại tiền tệ nói trên.

“Sự suy giảm vai trò của đồng tiền Mỹ chủ yếu là do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington”, tác giả của ấn phẩm giải thích.

Vào đầu năm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách “phi đô la hóa” và tìm cách sử dụng các loại tiền tệ địa phương cho các giao dịch nếu có thể. 

“Bước đi này là một phản ứng khách quan đối với sự khó lường của chính sách kinh tế Mỹ và nó cũng là một phản ứng đối với việc lạm dụng đồng USD như là tiền tệ dự trữ của thế giới”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Sự từ chối đồng USD cũng được thể hiện trong quan hệ thương mại của Nga với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Âu. Kể từ năm 2016, Moscow chủ yếu giao dịch bằng euro với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tỷ lệ của các hoạt động như vậy tại thời điểm này là 46%.

Nhà kinh tế học người Mỹ từ Trường Đại học Yale, ông Stephen Roach tin rằng kỷ nguyên của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ sắp kết thúc. Trong gần 60 năm, công dân Hoa Kỳ đã được hưởng “mức sống cao ngất ngưởng” với chi phí của phần còn lại của thế giới. Nhưng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các quốc gia trước đây vốn chỉ phàn nàn nay đã không còn sẵn sàng chịu đựng.

Cũng theo ông Roach, thời hoàng kim của đồng USD sẽ chấm dứt và dự báo đồng tiền này sẽ giảm giá 35% so với những ngoại tệ đối trọng khác do thâm hụt ngân sách tăng cao còn tiết kiệm thì giảm dần.

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng xu thế tách rời của Mỹ với những đối tác thương mại sẽ khiến đồng USD giảm giá mạnh trong vài năm tới, qua đó chấm dứt vị thế thống trị của đồng tiền này trên thị trường tiền tệ”, ông Roach nhấn mạnh.

 

Business Insider đưa tin, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã giải thích bí ẩn về việc hàng trăm người từ bốn quốc gia Mỹ, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh nhận được những bưu kiện hạt giống từ Trung Quốc.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn: INFONET.VN

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga