Việc đóng cửa nhóm Memorial (Tưởng nhớ), một trong những nhóm dân sự hoạt động lâu năm nhất tại Nga, đã làm dấy lên cơn giận dữ ở nước này và cả ở trên thế giới.

1 Nuoc Nga Thoi Putin Memorial  To Chuc Lat Lai Toi Ac Thoi Stalin Nay Bi Cam Hoat Dong

Bên ngoài văn phòng của tổ chức Memorial ở Moscow, các ủng hộ viên viết dòng chữ 'Mãi mãi tưởng nhớ' và 'Chúng tôi yêu Memorial' - NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS Chụp lại hình ảnh,

Nhóm này từng nổi trội trong việc phơi bày những tội ác của chế độ Stalin, và tổ chức tưởng nhớ các nạn nhân hệ thống trại tù khổ sai Gulag thời Liên Xô cũ.

Ban BBC News Tiếng Nga đánh giá vị trí của Memorial trong lịch sử Nga hiện đại:

2 Nuoc Nga Thoi Putin Memorial  To Chuc Lat Lai Toi Ac Thoi Stalin Nay Bi Cam Hoat Dong

Trong hơn 30 năm, Memorial hoạt động nhằm tìm hiểu số phận của các nạn nhân bị đàn áp chính trị tại Liên Xô. Nhóm cũng vạch trần tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước Nga ngày nay.

Những gì mà nhóm này làm chưa bao giờ khiến giới chức cảm thấy dễ chịu. Ban đầu, nhóm nhận được cảnh báo vào năm 2006, rồi đến 2014 họ bị đưa vào danh sách "tay sai của nước ngoài" - danh sách các tổ chức và cá nhân mà chính phủ nói là có nhận tài trợ từ nước ngoài.

Việc gán mác "tay sai của nước ngoài" là một lời nhắc nhở sâu sắc, gợi nhớ về những cuộc đàn áp hàng loạt thời thập niên 1930 ở Liên Xô. Thời đó, nhiều nạn nhân bị buộc tội oan là tay sai nước ngoài, kẻ phản bội và kẻ thù của nhân dân.

Điều trớ trêu là nay Memorial, một tổ chức tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với những người bị cáo buộc là điệp viên nước ngoài gần một thế kỷ trước, lại bị gán mác tương tự.

Một trong những lý do khiến nhóm bị đóng cửa là họ đã không đánh dấu một số bài đăng trên mạng xã hội của mình với tuyên bố từ chối trách nhiệm là "tay chân nước ngoài" theo luật định.

Luật sư của Memorial, bà Tatyana Glushkova nhấn mạnh rằng nhóm đã đánh dấu hầu hết các bài đăng và các trang trực tuyến của mình theo yêu cầu, và đã trả tiền phạt cho những lúc họ không làm như vậy.

Nhóm và các ủng hộ viên của nhóm nói cáo buộc mà giới chức đưa ra chỉ là cái cớ nhằm chính thức đóng cửa một tổ chức dám nói lên sự thật khó chấp nhận.

Di sản Sakharov

Memorial được thành lập vào năm 1987 - thời điểm mà ông Mikhail Gorbachev đưa ra các cải cách Perestroika.

Thời kỳ đầu, nhóm được dẫn dắt bởi Andrei Sakharov, một nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng của Liên Xô và là người đoạt giải Nobel Hòa bình.

Sakharov và những người trong vòng kết nối của ông muốn khám phá mức độ đàn áp thực sự diễn ra dưới thời Josef Stalin - nhà lãnh đạo Liên Xô từ 1929 đến 1953. Trong giai đoạn này, hàng chục triệu người được cho là đã bỏ mạng trong các trại lao động cưỡng bức Gulag.

Năm 1990, một nhóm của Memorial đến trại cải tạo Solovky ở miền bắc nước Nga, nơi từng là một trong những trại tù Gulag khét tiếng nhất. Họ mang về một hòn đá tưởng niệm để đặt tại trung tâm Moscow.

Hòn đá Solovetsky hiện nằm ở quảng trường Lubyanka, đối diện với tòa nhà lớn của cơ quan an ninh Nga, FSB, (trước đây là NKVD và sau đó đổi thành KGB). Nó như lời nhắc nhở về một giai đoạn lịch sử u ám của nước Nga.

3 Nuoc Nga Thoi Putin Memorial  To Chuc Lat Lai Toi Ac Thoi Stalin Nay Bi Cam Hoat Dong

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,

Hàng năm, tên các nạn nhân bị đàn áp chính trị được đọc to tại nơi đặt hòn đá Solovetsky. Trong hình là cảnh người dân tới trong ngày tưởng niệm hồi 10/2019

Memorial cũng đã điều tra nhiều vụ vi phạm nhân quyền gần đây ở Nga và ở các nước từng là thành viên của Liên bang Xô-viết.

'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'

Thỏa hiệp Yalta: Có thật Roosevelt, Churchill ‘bán rẻ Đông Âu cho Stalin'?

Cháu nội Stalin nghĩ gì về ông mình?

Hồi năm 1991, một trung tâm nhân quyền được thành lập, là một nhánh thuộc Memorial.

Trung tâm này đã và đang cung cấp các trợ giúp pháp lý và các hỗ trợ khác cho những người được coi là tù nhân chính trị cùng gia đình họ.

Yan Rachinskiy, chủ tịch của Memorial, nói rằng thật trớ trêu khi tổ chức này lại bị giải thể vào đúng dịp kỷ niệm một trăm năm ngày sinh Andrei Sakharov.

Gulag là gì?

  • Một mạng lưới trại giam của nhà nước ở Liên Xô, cái tên Gulag bắt nguồn từ một từ viết tắt của tiếng Nga cho Glavnoye Upravleniye Lagerei, hay quản lý trưởng của các trại.
  • Được thành lập từ thời Vladimir Lenin, mạng lưới nhà tù này rất phát triển dưới thời Josef Stalin, và sau này bị Nikita Khrushchev, người kế nhiệm Stalin, bãi bỏ vào năm 1960.
  • Cuốn sách Quần đảo Ngục tù (The Gulag Archipelago của Alexander Solzhenitsyn mô tả cuộc sống bên trong hệ thống nhà tù của Liên Xô. Người ta ước tính rằng khoảng 50 triệu người phải vào các trại cải tạo lao động từ năm 1918 đến năm 1956.
  • Các bản sao chép lén lút cuốn sách này của cựu tù nhân chính trị và nhà văn đoạt giải Nobel đã được lan truyền ở Liên Xô bắt đầu từ cuối thập niên 1960.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga