Tổng thư ký NATO Stoltenberg ngày 6/8 cho rằng việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea là một trong những hệ quả của sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc thế giới. Tuyên bố của ông Stoltenberg ngay lập tức kéo theo các phản ứng của giới chính khách Nga trong Duma Quốc gia và Hội đồng LB Nga
426 1 Nga Phan Ung The Nao Voi Tuyen Bo Cua Tong Thu Ky Nato Ve Ban Dao Crimea
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (Nguồn Ria Novosti)

Ngày 6/8, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea là một trong những hệ quả của sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới.

Ông nói: “Đầu tiên là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc. Và chúng ta thấy được những hệ quả của hành động đó từ bán đảo Crimea, (Nga sáp nhập bán đảo Crimea), cho tới Triều Tiên, Syria, và Biển Đông”.

Tổng thư ký NATO cũng chỉ rõ rằng sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc thế giới đã làm sụp đổ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea là một trong những hệ quả của sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới đã kéo theo những phản ứng của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) cũng như Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện).

426 2 Nga Phan Ung The Nao Voi Tuyen Bo Cua Tong Thu Ky Nato Ve Ban Dao Crimea
Thượng nghị sỹ Nga Puskov

Thành viên của Hội đồng Liên bang Nga Alexei Pushkov cho rằng tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg chứng tỏ Mỹ và NATO có kế hoạch sử dụng bán đảo Crimea cho các mục đích chiến lược.

Trên trang cá nhân Tweeter, ông Pushkov viết: “Tổng thư ký NATO Stoltenberg thừa nhận rằng Hoa Kỳ và các nước NATO có kế hoạch dành cho Bán đảo Crimea và Sevastopol. Họ muốn biến chúng thành căn cứ hải quân của mình”.

Theo nghị sĩ Duma, ông Ruslan Balbek, cuộc trưng cầu dân ý ở Bán đảo Crimea là kết quả của việc người dân mong muốn được trở về quê hương, thay vì tham gia vào một trò chơi cạnh tranh khác.

Nghị sỹ Balbek nói: “Cho dù Hoa Kỳ có ý đồ trên trường quốc tế, họ sẽ không thành công trong việc thuyết phục người dân trên bán đảo Crimea rằng mong muốn thống nhất với Nga là không thành thật. Người dân Bán đảo Crimea đã không liên kết với Ukraine sau cuộc đảo chính (2/2014), họ không quan tâm đến con đường gia nhập châu Âu, NATO và các địa điểm khác trong 30 năm qua. Họ muốn về nhà, và nhận cơ hội này vào năm 2014”.

Ông Balbek cũng lưu ý rằng việc tổ chức trưng cầu dân ý ở bán đảo Crimea đóng vai trò quan trọng trong chính sách bảo vệ dân số của Nga, thể hiện mong muốn trở thành một phần của Nga.

Về phần mình, bình luận về phát biểu của Tổng thư ký NATO Stoltenberg, nghị sĩ Duma Natalya Poklonskaya cho rằng: “Những gì về quyền và tự do của con người, dân chủ, và mọi thứ khác… Có lẽ ngày nay trong bối cảnh của chủ nghĩa toàn cầu, điều này không còn quan trọng nữa. Năm 2014, chúng tôi, người dân Bán đảo Crimea đã thực hiện quyền tự quyết và bảo vệ cuộc sống mình khỏi những kẻ Maidan và không nghĩ về bất kỳ ưu thế toàn cầu nào, không giống như Tổng thư ký NATO phát biểu”.

426 3 Nga Phan Ung The Nao Voi Tuyen Bo Cua Tong Thu Ky Nato Ve Ban Dao Crimea
Bán đảo Crimea sáp nhập Nga năm 2014

Bán đảo Crimea trở thành một khu vực của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crimea và 95,6% cư dân của Sevastopol đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau cuộc đảo chính ở Ukraine.

Ukraine vẫn coi Bán đảo Crimea là phần lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Ban lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng cư dân Bán đảo Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý một cách dân chủ, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đã bỏ phiếu thống nhất với Nga. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, vấn đề Bán đảo Crimea đã hoàn toàn khép lại.

Trí Dũng (Lược dịch)

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga