Nhật báo kinh doanh Vedomosti cho biết, lần đầu tiên trong một thập kỷ, tỷ lệ người nhập cư vào Nga giảm sút trầm trọng.

“Số lượng người nhập cư vào Nga đã giảm xuống ở mức cao kỷ lục thời hậu Xô-viết trong năm ngoái khi quốc gia này đối phó với nhiều căng thẳng khủng hoảng dân số”, Nhật báo kinh doanh Vedomosti cho biết ngày 8/4.

426 1 Ly Do So Luong Nguoi Den Nga Thap Ky Luc Trong Nam Qua
Ảnh minh họa. Nguồn: Sergei Vedyashkin / Moskva News Agency

Nhằm đối phó với nhu cầu cần bổ sung thêm khoảng 300.000 người dân để đạt mức tăng trưởng mỗi năm, điện Kremlin đã lên kế hoạch thu hút khoảng 10 triệu người nhập cư biết nói tiếng Nga tới năm 2025.

Theo nghiên cứu từ Học viện Kinh tế và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), có khoảng 124.900 người nước ngoài đến Nga vào năm ngoái.

Trong khi tỷ lệ người nhập cư vào Nga giảm khoảng 4% trong hai năm năm 2017 và 2018 thì tỷ lệ người dân Nga muốn di chuyển sang các quốc gia khác cũng tăng lên tới 16.9%, Học viện Kinh tế và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA) cho biết.

Trong khoảng thời gian năm 2018, vào tháng Tư và tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Chín, tháng 10 và tháng 12, con số này giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Trước đó, một khảo sát mới của Gallup trong năm 2018 cho biết, khoảng 20% người Nga muốn chuyển đến quốc gia khác, tăng 17% so với năm 2017. Sự gia tăng này có thể là một quan ngại cho quốc gia này khi lần đầu tiên tỷ lệ dân số của đất nước có tín hiệu giảm vào năm ngoái trong một thập kỷ.

“Dự báo tỷ lệ nhập cư có thể tăng trong năm 2019”, nhà nghiên cứu Nikita Mkrtchyan tại viện dự báo và phân tích xã hội thuộc RANEPA cho biết.

Theo nghiên cứu, số lượng người nhập cư từ Ukraine, Moldova và Gruzia hiện muốn di cư về phía Tây mà không phải là Nga trong thời gian gần đây.

Các nền kinh tế mới nổi như Kazakhstan và Azerbaijan hiện cũng đang gia tăng số lượng người nhập cư từ Trung Á và số lượng người di cư vào nước này có tín hiệu cao hơn cả Nga hiện tại.

“Nga có thể thu hút lượng di cư từ Iran, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Trung Đông, tuy nhiên vẫn có ít khả năng bởi khoảng cách lớn về văn hóa”, nghiên cứu phân tích.

Hồng Nhung
Nguồn: toquoc.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga