Mặc dù nhập khẩu năng lượng từ Nga chiếm 45%, nhưng với suy nghĩ, rằng, nền kinh tế Nga chỉ như là “một trạm xăng”, Nga không bán dầu, khí cho EU thì nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ. 

Nga mới là người cuối cùng tra gươm vào vỏ...

Nguồn cung cấp năng lượng từ Nga đến Tây Âu luôn được ký hợp đồng dài hạn với giá chủ yếu là cố định. Những hợp đồng này cho phép Nga có nguồn tài chính ổn định để đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng cần thiết, trong khi bên mua có được an ninh năng lượng. Nhưng, vì Russphobia mà EU - Mỹ, đã cố gắng phá hủy mô hình này…

Mặc dù nhập khẩu năng lượng từ Nga chiếm 45%, nhưng với suy nghĩ, rằng, nền kinh tế Nga chỉ như là “một trạm xăng”, Nga không bán dầu, khí cho EU thì nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ. Vì thế EU soạn thảo và thực hiện một chính sách thị trường dầu, khí để không cho phép Nga “độc quyền” và buộc Nga phải phụ thuộc vào người mua là EU.

Rất nhiều chỉ thị, chính sách về năng lượng của EU đã đặt người cung cấp là Nga vào “cửa dưới”…Có thể nói Nga thời kỷ nguyên Gorbachev-Yeltsin tội nghiệp bị bắt nạt và EU “khách hàng là Thượng đế” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Với sự tự tin, ngạo mạn và tư tưởng đó, vào thập niên 90, rất nhiều quốc gia EU yêu cầu phá bỏ hợp đồng khí đốt dài hạn, thực hiện “hợp đồng giá giao ngay” và họ đã thành công khi chỉ còn 13% số quốc gia vẫn thực hiện hợp đồng dài hạn, 73% quốc gia còn lại thực hiện hợp đồng giao ngay.

1 Khung Hoang Khi Dot Eu Va Nhung Chien Thang Te Hai

Lúc đầu, năm 2020 có thời điểm giá giao ngay rẻ tới mức chỉ có 40 USD/1000 m3 (trong khi giá theo hợp đồng dài hạn được định theo giá dầu trung bình từ 180-220 USD), số 73% quốc gia EU này hỉ hả…và Ba Lan có thể được coi là một ví dụ cho sự “thành công” của chính sách như vậy…

Ba Lan – biểu tượng chiến thắng của EU

Năm 1992, Nga, Belarus, Ba Lan và Đức đã đồng ý xây dựng đường ống Yamal-Europe để đưa khí tự nhiên từ các mỏ khí mới ở Nga đến Ba Lan, Đức và hơn thế nữa.

Đường ống có công suất khoảng 33 tỷ mét khối mỗi năm. Năm 1996, Ba Lan và Gazprom Nga đã đồng ý về một hợp đồng cung cấp tới một phần ba công suất của đường ống cho Ba Lan trong 25 năm. Như thường lệ vào thời điểm đó, giá cả bị ràng buộc với giá dầu với một độ trễ xác định trong việc tăng và giảm giá khí đốt nhưng về nguyên tắc là theo diễn biến của thị trường dầu mỏ toàn cầu. 

Mọi chuyện tốt đẹp cho đến tháng 11/2014 khi nhà điều hành khí đốt PGNIG của Ba Lan “bất ngờ phát hiện” ra rằng họ đã phải trả một cái giá quá cao cho khí đốt đến từ Nga. (Không chỉ là ngẫu nhiên mà điều này xảy ra vài tháng sau khi Mỹ dàn xếp cuộc đảo chính ở Ukraine và trao Crimea cho Nga.)

Vào tháng 3 năm 2015, Ba Lan đã kiện Gazprom để được giảm giá khí đốt:

PGNiG, nhà phân phối khí đốt lớn nhất Ba Lan, đã đệ đơn kiện Gazprom và Gazprom Export lên tòa án trọng tài Stockholm, nói rằng họ muốn có các điều kiện tương tự như thị trường khí đốt châu Âu… 

Tòa án trọng tài đã mất 5 năm để đi đến quyết định cuối cùng. Vào tháng 3 năm 2020, công ty khí đốt của Ba Lan nghĩ rằng họ đã thắng và ăn mừng kết quả:

Ông Jerzy Kwieciński, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PGNiG SA cho biết: “Tòa Trọng tài đã đứng về phía PGNiG, do đó xác nhận rằng giá khí đốt trong Hợp đồng Yamal không phản ánh đúng mặt bằng giá trên thị trường và đã bị phóng đại quá mức”. “Tòa án đã thay đổi công thức tính giá khí đốt của Nga bằng cách gắn nó rất chặt chẽ với mặt bằng giá trên thị trường châu Âu, điều này đối với PGNiG có nghĩa là một sự cải thiện lớn đối với các điều khoản về khí đốt nhập khẩu của chúng tôi”.

Phán quyết đã ràng buộc cả hai bên kể từ thời điểm nó được công bố. Kể từ bây giờ, giá mà PGNiG sẽ trả cho Gazprom đối với khí tự nhiên sẽ dựa trên công thức tính giá mới, rất chặt chẽ và gắn trực tiếp với mặt bằng giá khí giao ngay trên thị trường Tây Âu . 

Phán quyết của Tòa án áp dụng từ ngày 1/11/2014, tức là ngày PGNiG gửi yêu cầu xem xét giá hợp đồng của mình tới Gazprom. Điều này có nghĩa là công ty Nga sẽ phải trả lại cho PGNiG số tiền ước tính 1,5 tỷ USD, là chênh lệch giữa giá tính theo công thức mới và số tiền PGNiG thực trả kể từ ngày 1/11/2014 đến ngày 29/2/2020.

Trong 5 năm rưỡi PGNIG đã nhận được khoảng 50 tỷ mét khối khí đốt với giá khoảng 500 USD / nghìn mét khối. Trong số 25 tỷ USD mà nó đã trả trong thời gian đó, nó lấy lại được khoảng 1,5 tỷ đô la hay 6%.

Những chiến thắng cay đắng...

Thắng Nga quá dễ dàng đã khiến EU càng nỗ lực trong việc phá bỏ các hợp đồng dài hạn và chính sách tự do hóa thị trường khí đốt, bóp nghẹt “trạm xăng Nga”. EU tin EU là một thị trường “cao cấp”.

Đáng tiếc là “nhân tính không bằng trời tính”, sau đó là đại dịch, thời tiết xấu khiến chính sách năng lượng “xanh” của EU bị sụp đổ, nhu cầu năng lượng tăng vọt từ Trung Quốc và thị trường trở nên điên cuồng. Giá tại sàn giao dịch hàng hóa châu Âu đối với khí đốt tự nhiên đã tăng từ khoảng 400 – 500, đến gần 2.000 USD cho mỗi nghìn mét khối. 

Tất nhiên EU đổ lỗi cho Nga về việc tăng giá nhưng chính phủ Đức xác nhận: Nga và Gazprom đang hoàn thành mọi nghĩa vụ theo hợp đồng của họ. Không phải Nga giữ lại khí đốt cho châu Âu mà là Mỹ hiện đang vui vẻ bán cho Trung Quốc với giá thậm chí cao hơn mức giá có thể đạt được ở châu Âu.

Điều gì xảy ra tiếp theo trên thị trường châu Âu? Thứ nhất, sự suy giảm sản lượng ở các nước sản xuất khí đốt. Sản lượng ở châu Âu giảm 22,5 tỷ mét khối trong 6 tháng đầu năm. Thứ hai, các cơ sở lưu trữ khí đốt chỉ đầy 71% và lấp đầy nó cần 18,5 tỷ mét khối. Đã vậy, người Mỹ, cùng với các công ty Trung Đông đã rút 9 tỷ mét khối khỏi thị trường châu Âu và chuyển hướng khí đốt sang châu Mỹ Latinh và châu Á.

Như vậy, 18,5 tỷ + 9 tỷ + 22,5 tỷ + thâm hụt trên thị trường, gần con số 70 tỷ mét khối khí là một sản lượng thiếu hụt rất nhiều. Nga không có gì để làm với nó khi mọi hợp đồng Nga đã hoàn thành vượt mức cho phép. Sự thiếu hụt này là do chính sách của EU mà thôi.

Trở lại với Ba Lan. Như đã nói vào năm 2014, Ba Lan đã kiện Gazprom để có được giá mới, và để ngăn cản Nord Stream-2…đã tuyên bố không gia hạn hợp đồng Yamal-Europe với Gazprom. Ba Lan đã thắng kiện, nhưng khi giá mới mà Ba Lan giành “chiến thắng” đang “bay vào vũ trụ”, Nga ngừng bơm khí qua đường ống Yamal-Europe thì Ba Lan hoảng loạn…

Ngày 28/10, PGNiG đã gửi một lá thư cho PJSC Gazprom với nội dung chính trình bày là “chúng tôi muốn giá cũ trở lại”.

Nếu với cách tính giá và thời điểm tính như Tòa Stockholm đã phán vào năm 2020 thì với số lượng từ năm 2014 đến 2022, số tiền chênh lệch giá mà Ba Lan phải trả thêm cho Nga là 5 tỷ USD. 5 tỷ USD – 1,5 tỷ = 3,5 tỷ USD là số tiền mà Ba Lan móc hầu bao trả cho Nga.

Chỉ vì lý do chính trị, Ba Lan kiên quyết rằng, sau năm 2022, nước này sẽ không mua khí đốt tự nhiên từ Nga nữa. Nhưng Ba Lan sẽ gặp khó khăn đáng kể để lấy khí đốt tự nhiên từ các nguồn khác. Một đường ống mới từ Na Uy đến Ba Lan đã tạm thời bị chặn vì lý do môi trường. Hy vọng mua LNG từ Mỹ và Qatar nhưng sẽ phải trả giá cao hơn là đương nhiên mà tệ hơn là không có nguồn cung từ đó.

Rất có thể vào năm 2023, Ba Lan sẽ kết thúc như Moldova, nước này khi “độc lập” khí đốt với Nga, cố chạy thoát Nga nhưng đã buộc phải ký hợp đồng 5 năm với Nga với giá 450 USD cho 1000 m3 cùng với số nợ phải trả là 709 triệu USD.

Nguồn cung cấp năng lượng dài hạn sẽ bảo đảm an ninh năng lượng cho bên mua và không bao giờ có tình trạng khủng hoảng.

Lê Ngọc Thống

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga