Hậu quả của trận tuyết này là khiến ít nhất 6 người thương vong, hơn 2.000 cây cối bị đổ, giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

426 Content 4 2063

Ngày 4/2 vừa qua, người dân thành phố Moscow (Nga) đã phải chứng kiến cảnh tượng trăm năm mới có một lần khi lượng tuyết rơi chỉ trong 1 ngày đã bằng phân nửa lượng tuyết rơi cả tháng ở khu vực này như bình thường (theo Cơ quan khí tượng Nga).

Theo đó có nơi tuyết phủ dày hơn 40 cm. Đây là một kỷ lục trong vòng 100 năm đổ lại đây. Điều này gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, các chuyến bay bị hoãn lại và hơn 2.000 cây cối đổ.

BBC cho biết, tuyết rơi dày đặc là nguyên nhân khiến cho 5 người bị thương và 1 người đã thiệt mạng (do cây gãy đổ), một số quận bị mất điện, ảnh hưởng tới khoảng 5.200 người dân… Tệ hơn, các nhà khí tượng học cảnh báo đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Các nhà khí tượng dự báo tuyết sẽ tiếp tục vào đầu tuần tới với mức nhiệt độ xuống tới mức đóng băng ở trung tâm thành phố.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng bất thường này là gì?

BBC cho hay, thành phố không chỉ phá vỡ kỷ lục 100 năm nay mà còn có một kỷ lục khác vào tháng 12 trước đó khi là nơi có ít ánh sáng Mặt Trời nhất trong 3 tháng. Trên website khí tượng Meteonovosti của Nga còn cho biết: “Tia nắng Mặt Trời thậm chí còn chẳng xuất hiện lấy một lần trong suốt 1 tháng”.

426 Content 2 161

Còn theo Trung tâm Thời tiết của Nga thì thời lượng chiếu sáng của Mặt Trời suốt ba tháng chỉ vỏn vẹn có 6 phút ở thành phố Moscow. Đây là kỷ lục tháng 12 tối nhất kể từ năm 2000.

Trang BBC dẫn lời nhà khí tượng Roman Vilfand tại Trung tâm Thời tiết Nga (Russian Meteorological Centre) cho rằng sự khác thường của thời tiết vào tháng 12 là do ảnh hưởng của khối không khí lạnh khổng lồ từ biển Baltic – Đại Tây Dương.

Khối không khí lạnh này còn là nguyên nhân gây ra kỷ lục tuyết rơi 23,2 cm vào mùng 2/2 vừa qua ở Grande Prairie, Canada, gần gấp đôi kỷ lục trước đó (12,2 cm năm 1999).

Trên Iceagenow, một trang liên tục cập nhật về các hiện tượng liên quan đến kỳ băng hà cho biết:

Hoạt động của khối gió xoáy không phải là dấu hiệu nhiệt độ ấm lên mà ngược lại, thực tế hoạt động của nó khiến lượng băng tuyết tăng lên ở khu vực Scandinavia thuộc Bắc Âu và nhiều quốc gia khác của châu Âu.

Giám đốc tại Trung tâm Khí tượng hàng đầu của Nga là Roman Vilfand cho biết sự di chuyển của dòng khí xoáy tụ này sẽ mang theo nhiều tuyết và khiến nhiệt độ trong thành phố giảm mạnh.

Vilfand cho rằng: “Bây giờ là thời kỳ của thời tiết lạnh và băng giá”.

Chỉ riêng hai ngày cuối tháng Giêng là 30 và 31, thành phố Moscow đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của hoạt động gió xoáy thuận ở biển Baltic, mỗi ngày 30 và 31, tuyết rơi trong thành phố đã bắt đầu tăng 10 đến 15 cm và vượt qua giá trị trung bình của tháng Giêng!

Tatyana Pozdnyakova – Chuyên gia đứng đầu tại Văn phòng Thời tiết Thành phố nói trên đài RIA Novosti: “Tại trạm thời tiết ENEA, giá trị trung bình những ngày này là 82 cm, buổi sáng thậm chí còn tới 0,97 m và đó chưa phải là giới hạn”.

“Những vùng thành phố đã thật sự bắt đầu chịu ảnh hưởng của dòng khí lạnh được tăng cường bởi gió Tây Bắc. Mưa tuyết rơi trong thành phố 2 ngày này, đêm sẽ ngớt đi và sáng hôm sau mây sẽ xuất hiện nhiều lỗ hổng.

Điều này tạo điều kiện cho dòng không khí ban đêm lạnh hơn ban ngày” Bà cho biết.

Trước đó, Cơ quan khí tượng Moscow cho hãng tin Interfax biết rằng lượng nước ở các con sông, hồ… trong khu vực đã hạ thấp 14 mm vào cuối tuần trước, phá vỡ kỷ lục trước đó năm 1957. Điều này sẽ khiến lượng tuyết rơi thêm dày đặc!

426 Content 3 2542

Theo tintucnuocnga.com

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga