Theo chuyên gia Nga, cuộc chiến tiềm tàng giữa Nga và Mỹ có thể bắt đầu bằng việc sử dụng vũ khí thông thường và sau một thời gian dài từ vài ngày đến một tháng trở lên, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng.
426 1 Cuoc Chien Hat Nhan Nga  My Co The Bat Dau Nhu The Nao
Cuộc chiến hạt nhân Nga – Mỹ có thể bắt đầu như thế nào?

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, tiến sỹ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, trong một bài báo viết cho tờ “Người đưa tin công nghiệp quân sự” nhận xét cuộc chiến tiềm tàng giữa Nga và Mỹ có thể bắt đầu trước tiên bằng việc sử dụng vũ khí thông thường và sau một thời gian dài từ vài ngày đến một tháng trở lên, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng.

Theo ông Sivkov, dấu hiệu trực tiếp cho thấy Mỹ sẵn sàng cho cuộc tấn công sẽ là việc Washington triệu hồi đại sứ và các nhân viên của phái bộ ngoại giao. Ngoài ra, quân đội NATO có thể được triển khai gần biên giới Nga dưới dạng tập trận quân sự, đồng thời thành lập các nhóm trực chiến của Hải quân tại các khu vực trọng điểm, từ đó cho phép thực hiện các đòn tấn công trên khắp lãnh thổ đất nước.

Chuyên gia quân sự Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga nói thêm, hành động như vậy của kẻ xâm lược sẽ cho Nga thời gian để thực hiện các biện pháp mang tính chủ động, như tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào các căn cứ của kẻ địch có bố trí tên lửa đạn đạo và hành trình nhằm vào Nga. Moscow có thể sử dụng các tổ hợp tên lửa Calibr, Kh-101 và Kilzal để đối phó với các mối đe dọa như vậy.

Ngoài ra, Liên quan đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước xóa bỏ Các Lực lượng tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) dẫn đến khả năng phát triển và áp dụng tên lửa đạn đạo tầm trung trang bị đầu đạn hạt nhân để mở rộng tiềm năng ngăn chặn hạt nhân. Theo chuyên gia Sivkov, những thành tựu của Nga sẽ giúp tạo ra loại vũ khí này một cách nhanh chóng và với chi phí tối thiểu.

Trong những năm gần đây, Moscow và Washington thường xuyên cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm Hiệp ước INF. Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng nước này luôn tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện hiệp ước.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, Mỹ triển khai căn cứ quân sự ở Romania và Ba Lan, những căn cứ này có thể phóng tên lửa Tomahawk, bị cấm theo hiệp ước INF.

Trí Đức (Lược dịch)
Nguồn: infonet.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga