Các quốc gia châu Âu đang ghi nhận số ca nhiễm Covid kỷ lục khi làn sóng Covid đáng lo ngại đang tràn qua lục địa này, khiến các bệnh viện chịu áp lực đáng kể khi mùa đông sắp đến.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sẽ có thêm 700.000 người chết vì Covid trước tháng 3/2022 ở châu Âu và một phần châu Á.

Số ca tử vong ở đã vượt quá 1,5 triệu ở 53 quốc gia châu Âu. WHO cảnh báo "áp lực cao và rất cao" ở các khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện tại 49 quốc gia khu vực châu Âu trước tháng 3/2022.

Một số quốc gia - trong đó có Pháp, Đức và Hy Lạp - sẽ thể sẽ sớm yêu cầu người dân phải tiêm mũi tăng cường nếu họ muốn được coi là đã tiêm chủng đầy đủ.

Ở Nga, các bác sỹ mời chính trị gia và các nhân vật có ảnh hưởng được cho là có quan điểm chống vaccine tới thăm các khu "vùng đỏ" trong bệnh viện để tận mắt chứng kiến những chiến dịch của họ đã gây hại cho hệ thống y tế tới mức nào.

Trong một lá thư ngỏ được hãng thông tấn TASS viết, 11 bác sỹ từ vài thành phố viết thư gửi hàng chục nhân vật công chúng từng bày tỏ quan điểm chống vaccine trên mạng xã hội, trong đó có lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, Tướng Zyuganov.

Đảng Cộng sản 77 tuổi ngày đã tổ chức một số cuộc biểu tình phản đối tiêm vaccine và thẻ y tế bắt buộc.

1 Covid 19 Chau Au Ghi Nhan So Ca Nhiem Ky Luc Benh Vien Nhieu Nuoc Chiu Ap Luc

Mặc dù Tổng thống Putin đã nhiều lần kêu gọi, chỉ 37% dân số Nga đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19. Trong vài tuần qua, số ca tử vong luôn ở mức trên 1000 mỗi ngày, đứng thứ 5 trên thế giới về tổng số ca nhiễm.

Ba Langhi nhận 28,380 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, lần đầu tiên vượt quá 25,000 kể từ hồi tháng Tư. Số ca tử vong liên quan đến Covid là 460. Trong năm tuần vừa rồi, Ba Lan đã chứng kiến số ca nhập viện tăng dần. Khu vực có nhiều ca tử vọng nhất là ở miền đông nước này, nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất.

Chính phủ Ba Lan vẫn lưỡng lự chưa đưa ra các biện pháp hạn chế mới vì lo ngại sẽ có biểu tình tương tự như ở Hà Lan và Áo.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Adam Niedzielski nói hồi đầu tuần rằng nếu số ca nhiễm không giảm trước trung tuần tháng 12, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế.

ỞSlovakia, hơn 10.000 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua. Điều này có nghĩa đất nước với số dân 5,5 triệu giờ đây có số ca nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới.

Các bộ trưởng hôm nay sẽ bàn về việc áp dụng phong tỏa tạm thời. Tổng thống Zuzana Caputova nói đây "là biện pháp không được ưa thích, nhưng không thể tránh khỏi."

Số ca nhiễm hàng ngày ởCộng hòaCzechvượt ngưỡng 25.000, lần đầu tiên kể khi đại dịch bắt đầu.

Trong khi đó,Áođã bắt đầu phong tỏa toàn quốc từ thứ Hai. Người dân được yêu cầu làm việc tại nhà và các cửa hàng phi thiết yếu phải đóng cửa do số ca nhiễm tăng cao.

Cơ quan Y tế công EU khuyến cáo mũi vaccine tăng cường cho tất cả người trưởng thành

Các quốc gia châu Âu nên xem xét tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả người trưởng thành, Cơ quan Y tế công của Liên hiệp Châu Âu khuyến nghị. Đây là một thay đổi lớn trong hướng dẫn của cơ quan này.

Người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) Andrea Ammon nói các mũi tiêm tăng cường phải được ưu tiên cho người trên 40 tuổi, và được tiêm ít nhất là sáu tháng kể từ sau mũi vaccine Covid thứ hai.

Khả năng biến thể Delta lan rộng trên khắp châu Âu vẫn tiếp tục ở mức "rất cao" trừ khi các biện pháp khác ngoài tiêm vaccine được áp dụng, báo cáo của ECDC nói.

"Mùa lễ hội cuối năm thường đi đôi với nhiều hoạt động như tụ họp, shopping và đi lại," báo cao này nói thêm.

Những hoạt động như vậy sẽ "làm tăng thêm nguy cơ lây lan của biến thể Delta."

Báo cáo mới ra của ECDC cho thấy gánh nặng tiềm ẩn về dịch bệnh trên khắp các nước EU "sẽ là rất cao vào tháng Một và tháng Hai trừ khi các biện pháp y tế công được áp dụng ngay bây giờ kết hợp với nỗ lực tăng tỷ lệ người tiêm chủng trong dân chúng."

Theo: BBC

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga