Theo chuyên gia quân sự Andrew Chuter, hình ảnh phóng đạn đánh chặn từ hệ thống S-500 Nga đã khiến phương Tây phải bất ngờ về tốc độ bay của chúng.

Nhận định được Andrew Chuter đưa ra trong bài viết trên tạp chí National Interest. Phòng thủ Nga lần đầu công bố hình ảnh về vụ phóng thử của hệ thống S-500 tại bãi thử nghiệm tại Kapustin Yar, gần Astrakhan.

1 Bao My S 500 Bay Voi Toc Do Khung Khiep Ngay Khi Phong

Hệ thống S-500 phóng đạn đánh chặn.

"Với tốc độ quả đạn bay ngay sau khi rời bệ phóng cho thấy, không có bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ và phương Tây có thể đạt được. Tốc độ bay siêu nhanh của S-500 mang đến lợi thế rất lớn của phòng thủ Nga và khiến những mục tiêu bị đánh chặn không có cơ hội để trốn thoát.

Điều làm nên sự đặc biệt của S-500 là chúng có thể đánh chặn từ tiêm kích tên lửa đạn đạo và đủ sức khiến vũ khí đối phương tê liệt khi có thể tấn công cả vệ tinh ở quỹ đạo thấp", Andrew Chuter cho biết.

Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng, việc S-500 tiến gần hơn đến thành công đồng nghĩa với việc hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh cũng đến gần với nguy hiểm. "Rõ ràng, chỉ mình hệ thống phòng thủ S-500 cũng đủ sức khiến mọi vũ khí dẫn đường Mỹ đối mặt với nguy hiểm", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Trong thông báo hôm 20/7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Tổ hợp tên lửa phòng thủ S-500 tham gia thử nghiệm tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo bay với tốc độ cao tại thao trường Kapustin Yar. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu".

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ thử xác nhận thống số kỹ chiến thuật và độ tin cậy của hệ thống tên lửa phòng không S-500 của nước này, đồng thời khẳng định "trên thế giới chưa có tổ hợp tương tự S-500 trong đối phó vũ khí tấn công hàng không của đối thủ về tầm cao lẫn tốc độ mục tiêu".

Hình ảnh được công bố cho thấy tên lửa của tổ hợp S-500 được phóng lạnh từ bệ di động, đây là kỹ thuật dùng khí nén đẩy quả đạn đến độ cao nhất định trước khi động cơ chính kích hoạt. Quả đạn sau đó tự điều chỉnh hướng bay bằng động cơ phụ rồi tăng tốc đánh chặn mục tiêu.

S-500 có thể đánh chặn mục tiêu đạn đạo cách xa 600 km, có thể theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc và chặn đồng thời 5-10 tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối hoặc giữa hành trình. S-500 còn được phát triển để bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp quanh Trái Đất, cũng như các mục tiêu trong không gian nhằm đối phó với vũ khí vũ trụ của Mỹ.

Quân đội Nga cho biết một tổ hợp S-500 đã hạ mục tiêu từ khoảng cách gần 500 km trong đợt thử nghiệm năm 2018. Nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết một số thành phần của hệ thống S-500 được "thử lửa" tại Syria, giúp xác định và khắc phục một số hạn chế trong hoạt động của hệ thống này.

Sau khi hoàn thành chu trình thử nghiệm, các tổ hợp đầu tiên sẽ được biên chế cho lực lượng chịu trách nhiệm phòng thủ tên lửa quanh khu vực thủ đô Moskva.

Thảo Nguyên

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga