Dù có tỷ lệ tiêm vaccine vượt trội, Tây Âu vẫn không thể tránh khỏi làn sóng dịch mới. Trong bối cảnh này, một số quốc gia đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Tối 12/11, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã tuyên bố áp đặt trở lại một số biện pháp phong tỏa để phòng dịch Covid-19 bắt đầu từ 13/11. Đây là quốc gia Tây Âu đầu tiên phải sử dụng lệnh phong tỏa kể từ mùa hè vừa qua.

Theo đó, các quán bar, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa trước 20h. Các sự kiện thể thao phải diễn ra mà không có khán giả, trong khi người dân được khuyến khích làm việc tại nhà.

Trước khi lệnh tái phong tỏa được áp đặt, thành phố Utrecht cũng đã hủy bỏ lễ hội đón ông già Noel thường niên với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Quyết định của Hà Lan bộc lộ thế lưỡng nan của nhiều nước châu Âu trước làn sóng dịch mới. Lệnh phong tỏa là điều không ai mong muốn, nhưng đôi khi đây là biện pháp bắt buộc để kiềm chế dịch bệnh.

1 Ac Mong Phong Toa Tro Lai Chau Au

Nguy cơ mới

Các nước Tây Âu vẫn đang phân vân về việc có áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế hay không. Bên cạnh Hà Lan, các nghị sĩ Đức cũng đang soạn thảo một dự luật với các biện pháp chống dịch mới. Tuy vậy, nước này vẫn chưa có ý định phong tỏa trở lại. Theo Viện Robert Koch (RKI), Đức ghi nhận kỷ lục hơn 50.000 trường hợp vào ngày 11/11.

Tại Áo, Thủ tướng Alexander Schallenberg cho biết việc áp dụng biện pháp phong tỏa với người chưa tiêm vaccine “có khả năng trở nên không thể tránh được”. Bang Oberösterreich, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, đã lên kế hoạch thực hiện các biện pháp này kể từ ngày 15/11.

Theo TTXVN

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga