Sau Úc, Anh, cả châu Âu giờ cũng đã thấy không thể thờ ơ trước nạn khủng bố trên mạng. Mới đây, Nghị viện châu Âu vừa công bố một đạo luật mới liên quan đến việc kiểm soát an ninh mạng xã hội.

132 1 Vu Xa Sung O New Zealand Chau Au Vao Cuoc Kiem Soat Mang Xa Hoi

Ảnh: The Guardian

Theo The Guardian, nhằm ngăn chặn các nội dung thông tin độc hại  liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Nghị viện châu Âu, một trong các cơ quan quyền lực nhất trên thế giới, đã phê chuẩn một đạo luật mới nhằm xử phạt tất cả những tập đoàn công nghệ kinh doanh tại đây.

Một quan chức Pháp cho biết, tất cả các tập đoàn công nghệ sẽ bị phạt 4% tổng lợi nhuận kinh doanh nếu như không gỡ các nội dung mang tính chất khủng bố trên nền tảng mạng xã hội của họ trong vòng một giờ đồng hồ.

Các cơ quan giám sát và lực lượng an ninh tại châu Âu sẽ là người kiểm tra thông tin trên những nền tảng mạng xã hội và kiêm cả việc thông báo về nguồn tin độc hại đến những người quản lý. Sau thời hạn một tiếng đồng hồ trôi qua, nếu nguồn tin đó vẫn còn ở trên trang mạng xã hội, họ sẽ phát động việc thực thi đạo luật đối với tập đoàn công nghệ.

Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu cũng đặt ra một số ngoại lệ. Đối với những trường hợp đầu tiên, lực lượng hành pháp sẽ ưu tiên đưa ra một thông báo trước đó 12 tiếng đồng hồ và sau đó mới áp dụng đạo luật "một giờ đồng hồ".

Dan Dalton, thành viên của Nghị viện châu Âu, cho biết đạo luật được đề ra sau khi ông và các đồng sự khác xem đoạn video đẫm máu ở trên Facebook do nghị phạm xả súng ở Christchurch, New Zealand thực hiện. Điều khiến ông bàng hoàng là làm sao mà Facebook, một trong những nền tảng mạng xã hội hàng đầu thế giới, lại có thế để một đoạn video kinh hoàng như thế này tràn lan không kiểm soát.

Dalton thú nhận rằng, kể từ khi đoạn video về vụ thảm sát ở New Zealand được lan truyền trên khắp các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Nghị viện châu Âu đã phải chịu rất nhiều chỉ trích từ công chúng vì sự bất lực trong khâu kiểm soát, ngăn ngừa thông tin độc hại trực tuyến.

Đạo luật này chính là câu trả lời thỏa đáng cho những lời chỉ trích từ dư luận. Ông nói: "Rất nhiều người đã thể hiện sự bất mãn đối với Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, họ cần biết rằng chúng tôi không thể nào tự tung tự tác hoạt động.

Vấn đề thông tin trên mạng xã hội vốn rất nhạy cảm. Mỗi một đạo luật liên quan đến vấn đề đó đều cần phải thiết thực, cân đối và không tước đi quyền tự do ngôn luận của công dân. Ngoài ra, nếu như đạo luật không có bất cứ quy trình công bằng, chúng tôi sẽ gây nên một làn sóng phẫn nộ trong giới kinh doanh".

132 2 Vu Xa Sung O New Zealand Chau Au Vao Cuoc Kiem Soat Mang Xa Hoi

Dan Dalton, thành viên của Nghị viện châu Âu, trả lời phỏng vấn giới truyền thông về đạo luật mới. Ảnh: Cannonstock

Một số nước trên thế giới cũng có động thái xử lý tương tự đối với các tập đoàn công nghệ. Tại Úc, chính phủ nước này vừa đưa ra bộ luật mới phạt các công ty vận hành các nền tảng mạng xã hội số tiền lên đến 10% doanh thu toàn cầu hằng năm, nếu để các thông tin độc hại tràn lan thiếu kiểm soát.

Ở Anh, các nhà hành pháp cũng đã trình lên Quốc hội một dự thảo luật tương tự nhằm ngăn chặn những nguồn tin không lành mạnh.

Nguồn: Quang Thụy/ thegioitiepthi.vn

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga