Chính phủ Mỹ đang đe dọa các tướng lĩnh đảo chính Myanmar bằng việc áp dụng lại các biện pháp trừng phạt. Trung Quốc trái lại không nói về một cuộc đảo chính, mà là về "Một cuộc cải tổ Nội các" .

132 1 Tap Doan Quan Su Myanmar Mien Dien Chia Re Trung Quoc Va My

132 2 Tap Doan Quan Su Myanmar Mien Dien Chia Re Trung Quoc Va My

Sau cuộc đảo chính ở Miến Điện: Những người ủng hộ quân đội biểu tình cho Tướng Min Aung Hlaing ở thủ đô Naypyidaw. Ảnh: AFP

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc chỉ cần vài từ để có thể làm rõ bắc Kinh đứng ở đâu trong sự kiện xảy ra ở Miến Điện: "Một cuộc cải tổ Nội các lớn" đang xảy ra tại đây. Không có gì ngạc nhiên khi ngay sau đó, Trung Quốc, cùng với Nga đã ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar.

Theo quan điểm của Trung Quốc, "việc cải tổ nội các" là "vấn đề nội bộ" của một quốc gia mà các quốc gia khác không nên can thiệp.

132 3 Tap Doan Quan Su Myanmar Mien Dien Chia Re Trung Quoc Va My

Miến Điện giống như một đất nước đứng sau song sắt: những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi biểu tình trước một tòa nhà của Liên Hợp Quốc ở Bangkok. Ảnh: Keystone

Tuy nhiên ở phía bên kia Thái Bình Dương, đã có những lời lẽ sắc lạnh dành cho những tướng lĩnh thèm khát quyền lực của Miến Điện. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Hai đã lên án những tướng lĩnh Myanmar và Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi đây là một cuộc đảo chính. Trong nhiều thập kỷ qua, Washington đã dần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại chính quyền cầm quyền cũ để đảm bảo rằng bà Aung San Suu Kyi có thể tùng bước tiến hành dân chủ hóa đất nước.

Sau nhiều thập kỷ bị cô lập, người ta cũng đặt hy vọng vào một sự tăng trưởng kinh tế, sẽ không có lợi cho một băng nhóm quân sự tham nhũng, nhưng đem lại lợi ích cho các công dân của quốc gia đa sắc tộc này.

Nhưng hiện chính phủ Mỹ đang đe dọa sẽ áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt và đang kêu gọi nhóm quân sự cầm quyền phải ngay lập tức thả bà Aung San Suu Kyi. Do đó, con bài Myanmar đang ngày càng trở thành một bài kiểm tra sức mạnh giữa Bắc Kinh và Washington.

Các nước láng giềng đang trong tình thế tiến khó xử.

Hiện chưa rõ các nước láng giềng châu Á khác sẽ xác định mình như thế nào. Nhật Bản, với tư cách là thành viên của G-7, đã cùng với các quốc gia công nghiệp phương Tây lên án cuộc đảo chính. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt sẽ đặt các công ty Nhật Bản vào tình thế khó khăn, giống như các công ty Thái Lan và Singapore, họ đã đầu tư rất nhiều vào Myanmar.

Hình ảnh về các cuộc biểu tình đầu tiên chống lại giới quân đội đã lọt ra ngoài bất chấp sự phong tỏa rộng rãi của các phương tiện truyền thông xã hội. Sinh viên ở Mandalay giương cao những tấm bảng có dòng chữ: "Bất tuân dân sự" và "Chúng tôi muốn dân chủ". Ban đêm, người dân Yangon đã ra ban công gõ chậu để bày tỏ sự không hài lòng của họ.

Hình ảnh về cuộc biểu tình đầu tiên của nhân viên Bộ Nông nghiệp cũng được phát tán rộng rãi. Những người tham gia duỗi ra ba ngón tay như trong bộ phim "Tribute of Panem".

Đây là một biểu tượng mà những người biểu tình ở Thái Lan cũng từng sử dụng. Lwin Ko Oo, một giảng viên trẻ tại Đại học Hàng hải ở Yangon, nói hôm thứ Năm: "Tôi cảm thấy như bị điên. Vào sáng ngày 1/2, tôi đã rất lo lắng về các quyền cơ bản của chúng tôi hiện đang bị cướp đoạt.

Nhiều người Myanmar bày tỏ tức giận: Họ đã sử dụng bộ đàm từ nước ngoài và do đó vi phạm các quy định nhập khẩu. Kể từ đêm đảo chính, không có tin tức gì được nghe về vị nữ Ủy viên Hội đồng Nhà nước.

Không ai biết tình trạng của bà ấy như thế nào. Nếu bị kết tội, người phụ nữ 75 tuổi sẽ chính thức bị cấm quay lại Quốc hội sau đó.

Trong nhiều năm Aung San Suu Kyi đã thúc đẩy cho việc cải cách Hiến pháp, qua đó đã tạo nhiều quyền lực hơn cho phía dân sự và đẩy giới quân đội ra khỏi chính trị. Nhưng bà cũng thất bại trong việc phá vỡ hệ thống lai của các yếu tố dân chủ và những tàn dư quân đội vốn giữ quyền kiểm soát. Đôi khi bà cũng vướng vào phản xạ độc đoán, và đã không tìm cách tự vệ khi người dân chỉ trích bà rơi vào nanh vuốt của ngành tư pháp.

Cấu trúc quyền lực mong manh nhiều lần buộc nữ Ủy viên Quốc vụ phải hợp tác với quân đội. Chính điều này đã không ngăn cản các tướng lĩnh nắm tay lái.

Có lẽ bởi vì họ được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi rằng áp lực của quần chúng như quá trình dân chủ hóa tiến triển, cuối cùng có thể trở nên quá lớn để có thể giữ được Hiến pháp cũ mà qua đó đảm bảo cho họ đặc quyền và bổng lộc đã được cam kết.

Thanh Bình

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga