Hôm nay (ngày 9/11) nước Đức kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một sự kiện mở đường cho sự thống nhất nước Đức.

132 1 Nuoc Duc Ky Niem 30 Nam Ngay Buc Tuong Berlin Sup Do

Một phần của bức tường tại Cổng Brandenburg, Berlin (ảnh: The BL/ CC-BY-SA-3.0).

30 năm trước, hàng ngàn người với rìu và búa đã đánh sập Bức tường Berlin để tìm kiếm tự do, đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử tiêu biểu. Hàng rào có chiều dài 97 dặm đã phân chia thủ đô nước Đức thành hai nửa Đông và Tây mang hai hệ tư tưởng đối lập đã nhanh chóng sụp đổ. 

Sự kiện này đã mang lại những thay đổi căn bản trên thế giới, bao gồm chế độ cộng sản ở Châu Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã, kết cục hòa bình sau Chiến tranh Lạnh kéo dài 50 năm.

132 2 Nuoc Duc Ky Niem 30 Nam Ngay Buc Tuong Berlin Sup Do

30 năm trước, Berlin trở thành một thành phố bi chia đôi khi chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây.

Trong những năm sau đó, ít nhất 138 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh Đông Đức khi họ đang cố gắng vượt qua bên giới vào phía Tây, trong khi nhiều người khác đã bị bắt và bị giam cầm.

Tại một cuộc họp báo ngày 9 tháng 11 ở Đông Berlin, ông Guenter Schabowski, một thành viên của Bộ chính trị cầm quyền Đông Đức, tuyên bố du hành tư nhân và xuất cảnh vĩnh viễn khỏi Đông Đức nay được phép. Được hỏi khi nào thì luật lệ có hiệu lực, ông Schobowski nói ngay lập tức, không trì hoãn.

Trên thực tế, việc đã được lên kế hoạch để bắt đầu ngay vào ngày hôm sau, với các chi tiết về việc xin thị thực.

Nhưng tin tức trên khắp truyền hình - và người Đông Đức đổ xô đến biên giới với số lượng quá tải.

132 3 Nuoc Duc Ky Niem 30 Nam Ngay Buc Tuong Berlin Sup Do

Người dân Tây Đức chen chúc trước Bức tường Berlin, chứng kiến cảnh tương biểu tượng của ngăn cách đất nước bị phá bỏ. (Ảnh: Getty)

Quá trình hình thành Bức tường

Sau khi Thế Chiến II kết thúc, ở Đức, các khu vực trước đó do Mỹ, Pháp, Anh chiếm đóng đã hợp nhất để hình thành một nhà nước độc lập mới gọi là Cộng hòa Liên bang Đức (Federal Republic of Germany – viết tắt là FRG), trong khi ở khu vực Xô Viết chiếm đóng đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Đức (German Democratic Republic – GDR).

Mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng đến mức, qua một đêm, người dân Berlin thức dậy và họ thấy có một hàng rào được dựng lên chia thủ đô thành hai phần.

Cộng hòa Dân chủ Đức tuyên bố rằng, bức tường được xây dựng để bảo vệ dân chúng khỏi các phần tử phát xít có âm mưu thành lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức – nhưng sự thực là bức tường được dựng lên nhằm chặn người dân chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức, theo trang tin ABC. 

Cùng với Bức tường, một khoảng cách được gọi là “dải tử thần” cũng được tạo ra, bao gồm hàng rào dây thép gai trang bị hệ thống báo động, vũ khí tự động, tháp canh, tuần tra và chó canh gác 24 giờ mỗi ngày.

Trang The BL thông tin, từ năm 1961 đến 1989, hơn 5.000 người đã cố gắng vượt tường để thoát khỏi Đông Đức, và hơn 3.000 người đã bị bắt. Người ta cũng tin rằng khoảng 100 người đã chết khi cố gắng vượt qua. 

132 4 Nuoc Duc Ky Niem 30 Nam Ngay Buc Tuong Berlin Sup Do

Thánh giá tượng trưng cho lễ tang của người chết trên bức tường. Tháng 1/1990 (ảnh: Wikimedia Commons).

Bức tường Berlin sụp đổ

Sự sụp đổ của Bức tường được thúc đẩy bởi việc mở biên giới giữa Áo và Hungary vào tháng 5/1989, khi ngày càng nhiều người Đức đến Hungary để xin tị nạn tại các đại sứ quán khác nhau của Cộng hòa Liên bang Đức.

Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình lớn trên Alexanderplatz, và chính phủ xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa Dân chủ Đức vào ngày 9/11/1989 tuyên bố, người dân sẽ được phép đi về phía Tây Đức. Cùng ngày hôm đó hàng ngàn người chen chúc tại các trạm kiểm soát để băng qua phía Tây Đức và không ai có thể ngăn họ lại. Sau 28 năm xa cách, các gia đình và bạn bè đã có thể gặp lại nhau. 

Người dân mạo hiểm vượt tường để tìm kiếm tự do

Dưới sự cầm quyền của Cộng hòa Dân chủ Đức, người dân sống trong áp bức và kiểm soát, vì vậy, họ muốn trốn thoát để tìm kiếm quyền tự do. Trong khi chính phủ xã hội chủ nghĩa Đông Đức hứa hẹn sự bình đẳng về cơ hội và công bằng xã hội, thì thực tế nó chỉ mang lại đói nghèo. 

The BL bình luận, điều này đã được chứng minh trong suốt lịch sử, nhiều chính phủ trở thành chế độ độc tài như Cuba, Venezuela, Triều Tiên và Trung Quốc. Trong khi đó, ở Tây Đức, người dân được hưởng phúc lợi trong những năm 1960 về tiến bộ công nghệ, giáo dục và tự do thương mại và họ có thể đi du lịch không giới hạn đến bất kỳ quốc gia nào họ muốn.

Người dân ở Đông Đức không được hưởng các quyền tự do này, vì một nền kinh tế do nhà nước kiểm soát và người dân không được phép đi bất cứ đâu, chưa nói đến việc vượt qua Bức tường. Người dân cũng phải đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ nước ngoài và thiếu hụt ngoại hối, dẫn đến tình trạng thiếu sản phẩm.

Mặc dù ngày nay các phương tiện truyền thông và sách lịch sử phân tích nó từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng mong muốn tự do và cải cách thể chế được cho là nguyên nhân chính dẫn đến việc Bức tường Berlin sụp đổ.

Ngân Hà

 

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga