Với việc Ngài Kim Darroch, đại sứ Anh, xin từ chức, phản ứng bên phía Hoa Kỳ về những emails bị rò rỉ đã khép lại.

132 1 Nam Dieu Tranh Cai Voi Dai Su Anh Cho Thay Ve Trump

Ông Trump nói sẽ không giao tiếp với Ngài Kim nữa

Trong khi đó chính phủ Anh sẽ tiếp tục đối phó với những hệ quả chính trị của sự kiện này trong nhiều tuần, nếu không phải vài tháng nữa.

Tuy nhiên, sẽ không quá sớm để đưa ra đánh giá từ bên bờ phía Mỹ của Đại Tây Dương.

Dưới đây là năm điều chúng ta thấy.

'Phá vỡ quy tắc' đã vượt đại dương

Như Forrest Gump có thể nói, muốn quyền lực thì nắm lấy nó. Donald Trump với tư cách là tổng thống đã tạo thói quen tước bỏ các quy tắc và truyền thống - Lớp vecni che giấu việc thực thi quyền lực chính trị - và vận hành theo các quy tắc riêng của ông.

Đã có nhiều tiếng phản đối từ các đối thủ chính trị của tổng thống và thỉnh thoảng có sự can thiệp từ các thành viên trong chính đảng của ông, nhưng ông Trump đã hoạt động một cách hầu như không bị kiểm soát.

Bây giờ việc phá vỡ quy tắc của tổng thống đã vượt Đại Tây Dương. Sau khi hỗ trợ Ngài Kim trong khoảng 48 giờ, chính phủ Anh đã bằng lòng chấp nhận quyết định tự mình ngã xuống thanh kiếm của mình của vị đại sứ - và ứng cử viên thủ tướng hàng đầu, người có triển vọng trở thành thủ tướng Anh kế tiếp thì đã giữ im lặng trong suốt thời gian qua.

Đại sứ đến và đi. Đôi khi họ được tiễn ra khỏi nhiệm sở của mình vì tranh chấp với nước chủ nhà. Tuy nhiên, ngoại trừ vì chiến tranh hoặc gián điệp được chứng minh cụ thể, những xích mích thường không được để lọt vào tầm nhìn của công chúng.

Chào mừng bạn đến với thời đại của nền ngoại giao không lịch thiệp - và nhận ra rằng "mối quan hệ đặc biệt" giữa Mỹ và Anh không nhất thiết phải đặc biệt cho lắm.

Những email bị rò rỉ làm tổn thương Trump

"Nước Mỹ một lần nữa được tôn trọng". Đó là điệp khúc phổ biến của tổng thống trong các bài phát biểu, tweet và nhận xét ngoài lề.

Ông Trump nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng Tổng thống Barack Obama đã làm suy thoái vị thế của người Mỹ trên thế giới, và gần như kể từ khi nhậm chức, khoe rằng ông đã khôi phục danh tiếng mờ nhạt của quốc gia.

Tổng thống thường thích kể lại cách các nhà lãnh đạo thế giới khác (tư nhân) ca ngợi ông về công việc ông đang làm và bày tỏ sự ghen tị với sức mạnh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.

Gọi đó là lời hứa "Làm nước Mỹ mạnh trở lại", được trình chiếu trên sân khấu thế giới.

Vấn đề cho tổng thống là sự đánh giá thẳng thừng của Ngài Kim về rối loạn chức năng, sự hỗn loạn và bất tài của Nhà Trắng làm lu mờ đáng kể bức tranh màu hồng rực rỡ này. Đây là đại diện của một đồng minh thân cận trong các bản ghi nhớ bí mật cho các nhà lãnh đạo Anh, về cơ bản nói rằng ''hoàng đế không mặc quần áo.''

132 2 Nam Dieu Tranh Cai Voi Dai Su Anh Cho Thay Ve Trump

Đại sứ Kim Darroch thuyết trình trong một sự kiện tại Washington DC tháng Mười 2017

Không cần nhiều trí tưởng tượng để hình dung là đối thủ Dân chủ của ông Trump sẽ ném những lời của Ngài Kim vào mặt tổng thống trong chiến dịch tranh cử năm 2020, trong các quảng cáo hoặc trên sân khấu tranh luận.

Và vì vậy, đại sứ phải được phế đi, và danh tiếng của ngài bị xé nát, nhanh chóng và tích cực nhất có thể.

Truyền thông Mỹ nhún vai

Ở Anh, cuộc tấn công một chiều giữa ông Trump và ông Kim là những tin tức hấp dẫn cả ngày. Nó làm náo loạn chính phủ Anh, tràn vào cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ và là chủ đề của mọi cuộc trò chuyện chính trị.

Mặt khác, ở Mỹ, đó chỉ là một đốm sáng trên radar - chỉ là ví dụ mới nhất về lời qua tiếng lại của tổng thống với người phê bình ông, cho dù đó là người nổi tiếng, đối thủ chính trị hay thậm chí là thành viên ngay trong chính quyền của ông. Tổng thống gửi đi 21 tweet trong khoảng thời gian hai ngày của cuộc xung đột với đại sứ Kim Darroch - ông đã đụng đến Ấn Độ, cơ quan tư pháp liên bang, đảng Dân chủ và "phe cực đoan". Ông khoe khoang về nền kinh tế và chia sẻ nhưng khúc phim từ Fox News.

Một loạt các tweet tấn công ban đầu nhắm vào Theresa May và Ngài Kim được truyền thông Hoa Kỳ đưa tin một chút, nhưng vòng tấn công kế tiếp vào ngày thứ hai chỉ thỉnh thoảng được đề cập trong tin tức Hoa Kỳ ,và không hề được nhắc đến trên trang chính của New York Times.

132 3 Nam Dieu Tranh Cai Voi Dai Su Anh Cho Thay Ve Trump

Boris Johnson chụp hình với Ngài Kim năm 2017

Việc từ chức của Ngài Kim đã thu hút sự quan tâm, nhưng chỉ như một đoạn kết về cuộc tranh cãi - một kết cục không thể tránh khỏi trước khi sự sự chú ý của nước Mỹ chuyển qua đề tài khác.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong những người ủng hộ trung thành nhất của tổng thống tại Quốc hội, đã than thở về sự ra đi của đại sứ Anh, tweet rằng ông "không được báo chí quan tâm đủ".

Đến chiều, sự chú ý của dân Mỹ đã chuyển sang lôi kéo Bộ trưởng Lao động Alex Acosta và sự liên quan của ông trong vụ bê bối buôn bán tình dục Jeffrey Epstein.

Nhịp đời vẫn quay đều.

Đây là cách Trump "đuổi" người

Chính phủ Anh vừa nếm mùi kỹ năng quản lý nhân sự của ông Trump. Mặc dù tạo dựng tên tuổi trên chương trình truyền hình thực tế với tư cách là một chủ nhân ông chuyên đuổi người, nhưng đó không phải là phong cách của Trump - và đó không phải là cách đuổi người trong phần lớn trong sự nghiệp chuyên nghiệp của ông Trump.

Ông Trump không sa thải nhân viên. Ông chỉ đơn giản làm cho cuộc sống của họ trở nên quá khó chịu đến nỗi cuối cùng họ phải tự ý bỏ đi.

Nếu ông Trump muốn loại Ngài Kim, ông có thể ra lệnh cho ông Kim bị chỉ định là "nhân vật không được hoan nghênh'' (persona non grata) theo Điều 9 của Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao. Vương quốc Anh sẽ có nghĩa vụ pháp lý phải nhanh chóng loại bỏ Ngài Kim ra khỏi tòa đại sứ.

Ông Trump đã không làm điều đó.Thay vào đó, tổng thống tung ra một loạt các tweet chế nhạo, hủy lời mời đại sứ đến tham dự các sự kiện của Nhà Trắng và - dù ra chỉ thị hay ngụ ý - cắt đứt sự tương tác của nhân viên với ông đại sứ.

Mặc dù chúng ta chưa thấy loại quy trình này diễn ra trên chính trường quốc tế, nhưng đây là một đặc điểm của nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Ông Trump từng công khai tấn công và coi thường các thành viên trong chính quyền của mình, bao gồm cả Ngoại trưởng Rex Tillerson và đáng chú ý nhất là Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Ông cũng từng đối xử lạnh lùng với cựu giám đốc của nhân viên Reince Priebus và John Kelly.

Cuối cùng tất cả đã từ chức. Sự từ chức của Ngài Kim đơn giản chỉ là đột ngột hơn.

Rạn nứt giữa Trump và Bộ Ngoại giao vẫn tiếp tục

Quan hệ băng giá giữa Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao kể từ những ngày đầu của chính quyền Trump chẳng là bí mật với ai. Tổng thống có thể xem bộ mà đối thủ tranh cử tổng thống của ông, Hillary Clinton đứng đầu từ năm 2009 đến 2013, có đầy rẫy những người chỉ trích và những người chống đối ý thức hệ của mình - và ông có thể không hoàn toàn sai.

Phong cách và chính sách đối ngoại của tổng thống chắc chắn là một tương phản chói tai với cách thức ngoại giao đã được tiến hành theo truyền thống bấy lâu của Mỹ.

132 4 Nam Dieu Tranh Cai Voi Dai Su Anh Cho Thay Ve Trump

Tổng thống Trump gửi đi 21 tweet trong thời gian hai ngày của cuộc xung đột với đại sứ Kim Darroch

Sự tương phản đó đã được thấy rõ hôm thứ ba, khi phát ngôn viên bộ Ngoại giao Morgan Ortagus tổ chức một cuộc họp báo công khai - buổi họp báo đầu tiên của bà trong hơn ba tuần.

Trước những câu hỏi lập đi lập lại của các phóng viên, bà Ortagus khẳng định rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Anh "lớn hơn bất kỳ cá nhân nào, lớn hơn bất kỳ chính phủ nào".

Bà nói rằng không thể nói thay cho tổng thống hoặc giải thích những tweet của ông, tuy nhiên. Và những câu hỏi đó sẽ phải đưa đến cho Nhà Trắng.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục giao tiếp với tất cả các cá nhân được công nhận cho đến khi chúng tôi nhận được bất kỳ hướng dẫn nào từ Nhà Trắng hoặc tổng thống, tất nhiên, chúng tôi sẽ tuân theo chỉ đạo của tổng thống," bà nói thêm.

Tweet của tổng thống, dường như, không đủ hướng dẫn để thay đổi cách làm việc của bộ ngoại giao - và hơn thế nữa, không có hướng dẫn cụ thể nào.

Làm việc với một tổng thống không có văn bản, đưa ra thông báo mà không hỏi ý kiến hoặc thậm chí không báo cho nhân viên biết là một thách thức đối với nhiều thành viên của chính quyền, trong Bộ Ngoại giao và các nơi khác.

Họ thường tự hỏi liệu tổng thống, trong các bình luận hay tweet, đã chính thức thay đổi chính sách hay chỉ đơn giản là đang xả những cơn tức giận. Điều đó thường dẫn đến những phản ứng lẫn lộn hoặc không nhất quán về các chủ đề như thực thi luật nhập cư, lệnh cấm chuyển giới trong quân đội, chiến lược pháp lý và triển khai quân đội Hoa Kỳ.

Có một từ dành cho điều đó. "Rối loạn chức năng", có lẽ?

Nguồn: BBC

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga