Hàng trăm người di cư từ Việt Nam, Ấn Độ và Nepal mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos của Brazil trong nhiều tuần với điều kiện đáng báo động.

Hàng trăm người di cư từ Việt Nam, Ấn Độ và Nepal mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos của Brazil trong nhiều tuần với điều kiện đáng báo động.

Cơ quan Luật sư Công (Public Defender's Office) của Brazil cho biết một người di cư Ghana 39 tuổi đã chết cách đây khoảng hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Cơ quan này không rõ liệu người này đã chết trong khi bị giữ lại tại sân bay hay trên đường đến bệnh viện.

Tính đến ngày 23/8, ít nhất 666 người không có thị thực Brazil đang chờ nhập cảnh vào nước này tại sân bay São Paulo Guarulhos, theo lời người phát ngôn của Cơ quan Luật sư Công.

Chính phủ Brazil ban hành những quy định mới có hiệu lực từ hôm nay 26/8 nhằm ngăn chặn dòng người nước ngoài dùng Brazil như một điểm dừng chân để di cư tới Mỹ và Canada.

1 Nguoi Di Cu Viet Nam Ket O San Bay Brazil Trong Tinh Trang Bao Dong

Nguồn hình ảnh,JUAN PABLO FLORES/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Ảnh chụp ngày 23/8 cho thấy hành khách Ấn Độ và Việt Nam đang mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos (Brazil).

Theo đó, những du khách không có thị thực Brazil mà đang trên đường tới quốc gia khác phải tiếp tục hành trình của mình hoặc quay về quê nhà.

Những người này đang bị giam giữ trong một khu vực hạn chế, nơi họ không thể tắm rửa được. Việc đi lại tại đây khó khăn, khiến họ vất vả trong việc kiếm thức ăn, nước uống. Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang chịu đựng cái rét mùa đông (của Brazil) mà không có chăn mền.

Cơ quan Luật sư Công cho rằng quyền con người của những người di cư này đang bị xâm phạm và sức khỏe của họ thì ngày càng yếu đi.

Cơ quan này nói cần phải cải thiện khẩn cấp điều kiện cho những người này trong thời gian giải quyết vấn đề thị thực của họ.

Cơ quan Luật sư Công cũng thúc giục các cơ quan có thẩm quyền khác tuân thủ luật pháp của Brazil dựa trên nguyên tắc nhân đạo để chấp nhận người tị nạn và không trục xuất họ về lại quê hương.

Bộ An ninh Công cộng cho hay Brazil đang chứng kiến ​​sự bùng nổ lượng khách nước ngoài, đặc biệt là từ châu Á, hạ cánh tại Brazil để quá cảnh trên đường đến Bắc Mỹ.

2 Nguoi Di Cu Viet Nam Ket O San Bay Brazil Trong Tinh Trang Bao Dong

Nguồn hình ảnh,JUAN PABLO FLORES/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Nhiều người di cư Việt Nam và Ấn Độ dùng Brazil làm điểm trung chuyển để đi lên Bắc Mỹ. Ảnh chụp tại sân bay São Paulo Guarulhos vào ngày 23/8.

Để vào Brazil, họ nộp đơn xin tị nạn, nói rằng bị ngược đãi và đe dọa ở quê nhà. Tuy nhiên, họ lập tức rời Brazil và đi lên phía bắc ngay khi có thể, theo các báo cáo mà Reuters tìm hiểu.

Bộ An ninh Công cộng khẳng định rằng giờ đây những hành khách đến São Paulo mà không có thị thực Brazil sẽ không được phép ở lại nước này.

Theo Reuters, không rõ liệu các quy định mới sẽ áp dụng cho những người nhập cư đã có mặt tại sân bay São Paulo hay chỉ áp dụng cho những người đến sau khi các quy định bắt đầu có hiệu lực.

Các chuyên gia về nhập cư lo ngại rằng các quy định được đề xuất trái ngược với Công ước Người tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc, trong đó Brazil đã kêu gọi các quốc gia tiếp nhận những người bị đe dọa ở quê nhà ngay cả khi họ không có giấy tờ.

Trưởng cơ quan tị nạn của Brazil, Jean Uema, nói với Reuters rằng các quy định mới sẽ áp dụng cụ thể cho sân bay São Paulo Guarulhos và sẽ không làm thay đổi chính sách của Brazil đối với người xin tị nạn.

Theo hãng thông tấn AP, Brazil từ lâu đã là một quốc gia thân thiện với người tị nạn cho dù tư tưởng của các nhà lãnh đạo đất nước Mỹ Latin này có thay đổi ra sao chăng nữa

Một báo cáo cho hay trong những trường hợp xin tị nạn được phân tích, 17% số người đã rời Brazil chỉ trong vòng 30 ngày. Đa phần trong đó đi qua bang Arce ở phía tây bắc Brazil, giáp với Peru.

Một phóng sự điều tra của AP vào tháng 7/2024 cho thấy có những người Việt Nam, Ấn Độ đang băng qua rừng Amazon để di cư tới Mỹ.

Tuy nhiên, họ đã phải quay trở lại bang Acre sau khi Mỹ siết chặt các chính sách về biên giới.

Một nguồn tin cảnh sát cấp cao nói với Reuters hôm 22/8:

“Họ xin tị nạn ở Brazil để tạo một đường lui an toàn. Nếu họ bị bắt tại biên giới Mỹ, họ sẽ bị gửi trở lại Brazil thay vì quốc gia của họ.”

Theo BBC Việt Nam

 


©Thời báo NGA - Báo điện tử tiếng Việt hàng đầu tại Nga